Sự khác biệt giữa WAF và Network Firewalls

Mon Jan 30 2023
Sự khác biệt giữa WAF và Network Firewalls

Tổng quan

Trong kỷ nguyên kỹ thuật số phát triển mạnh mẽ, việc hiểu các mối đe dọa trực tuyến và có các biện pháp bảo mật là điều cấp thiết đối với các tổ chức hiện nay. Trước đây, các công ty bảo vệ thiết bị và dữ liệu người dùng bằng tường lửa mạng, thường được gọi là tường lửa.

Tuy nhiên, các mối đe dọa ngày càng trở nên tinh vi và chỉ tường lửa là không đủ để loại bỏ các mối đe dọa trên. Để tăng cường bảo mật chống lại các cuộc tấn công mạng nguy hại, cần đặt các lớp bảo mật khác nhau trong hạ tầng mạng để thiết lập bảo vệ đa chiều. Tường lửa ứng dụng web (WAF | Web Application Firewall) được phát triển để đáp ứng nhu cầu đó.

Tường lửa tiêu chuẩn là tường lửa bảo vệ tầng mạng và tầng giao vận (layer 3 và 4 trong mô hình OSI). WAF bổ sung cho tường lửa tiêu chuẩn, bảo vệ thêm tầng ứng dụng (layer 7). Tường lửa kết hợp với WAF có thể ngăn chặn các cuộc tấn công mạng ở mức tinh vi hơn.

Các loại tường lửa

Tường lửa và WAF đóng vai trò quan trọng trong an ninh mạng. Bất kể mô hình mạng nào, cả hai lớp bảo mật này đều phải áp dụng để bảo mật không chỉ cho thông tin người dùng mà kể cả chức năng của ứng dụng web và toàn bộ cơ sở hạ tầng mạng.

Các doanh nghiệp cần phân biệt giữa tường lửa mạng và WAF để đánh giá đâu là giải pháp tối ưu nhất, để từ đó thiết lập các biện pháp phòng thủ hiệu quả khi bị tấn công mạng. Sau đây hãy bắt đầu với các định nghĩa cơ bản.

Tường lửa là gì?

Tường lửa là một hệ thống giám sát lưu lượng truy cập, cho phép hoặc chặn dữ liệu vào và ra dựa trên các quy tắc bảo mật đã được xác định. Tường lửa thiết lập một rào chắn giữa mạng nội bộ (mạng cục bộ hoặc mạng LAN) và mạng bên ngoài (Internet). Mục đích chính là cho phép lưu lượng truy cập từ một mạng được bảo mật và đáng tin cậy đi qua, và chặn lưu lượng truy cập từ mạng trái phép để loại bỏ sự xâm nhập của các phần mềm độc hại, virus và các hoạt động trái phép khác.

Tường lửa tách “khu vực an toàn” (Khu vực bảo mật cao / Bên trong mạng) khỏi “khu vực kém an toàn” (Khu vực bảo mật thấp / Bên ngoài mạng), đồng thời kiểm soát sự trao đổi giữa hai bên bằng cách xác thực địa chỉ và gói dữ liệu vào/ ra mạng. Không có tường lửa, bất kỳ máy tính nào có địa chỉ IP (Internet Protocol) công khai đều có thể truy cập từ bên ngoài mạng và hoàn toàn dễ bị tấn công.

WAF là gì?

WAF là một loại proxy ngược, bảo vệ máy chủ bằng cách cho phép máy khách đi qua WAF trước khi đến máy chủ, do đó WAF giúp phát hiện và ngăn chặn các yêu cầu độc hại trước khi đến người dùng cuối hoặc ứng dụng web.

WAF giám sát và lọc lưu lượng HTTP/HTTPS giữa ứng dụng web và mạng Internet. WAF thiết lập một rào cản bảo vệ các ứng dụng web khỏi các cuộc tấn công dựa trên ứng dụng, ví dụ như tấn công DDoS, CSRF, XSS, SQL Injection, v.v. WAF có thể ngăn chặn hàng loạt các tấn công độc hại ở layer 7 (tầng ứng dụng) - nơi dữ liệu người dùng có giá trị dễ dàng bị xâm nhập.

Các doanh nghiệp hiện nay đang dần mở rộng sang mô hình kỹ thuật số, khiến ứng dụng web và API có nguy cơ bị tấn công cao. Vì thế WAF ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc kết hợp với tường lửa xây dựng hệ thống bảo mật toàn diện trước các cuộc tấn công mạng phức tạp khác nhau.

Tường lửa ứng dụng web
Bảng so sánh tường lửa và WAF

Tường lửa so với WAF

Sau khi đã hiểu các khái niệm cơ bản của tường lửa và WAF, hãy tìm hiểu sâu hơn sự khác nhau về kỹ thuật và công nghệ của hai loại tường lửa thông qua bảng so sánh dưới đây:


Bài viết liên quan

News All