Web Optimization

NGFW vs WAF: Đâu là giải pháp bảo mật dành cho bạn?

Sat Jul 30 2022
NGFW vs WAF: Đâu là giải pháp bảo mật dành cho bạn?

Khám phá sự khác biệt quan trọng giữa NGFW và WAF để tìm ra giải pháp bảo mật phù hợp cho doanh nghiệp của bạn. Tìm hiểu ngay!

Tường lửa (Firewall) là một hệ thống an ninh mạng đóng vai trò như rào chắn giữa truy cập an toàn và truy cập không an toàn. Tuy nhiên không phải loại tường lửa nào cũng có đặc điểm và tính năng giống nhau. Ở đây, chúng ta sẽ tiến hành phân tích sự khác biệt giữa Tường lửa thế hệ tiếp theo (Next-generation firewall/ NGFW) và Tường lửa ứng dụng web (Web Application Firewall/ WAF) | NGFW vs WAF.

Tường lửa thế hệ tiếp theo (NGFW)

NGFW là phiên bản nâng cấp hơn so với các loại tường lửa truyền thống với khả năng hiển thị và quyền kiểm soát rộng rãi hơn, giúp bảo vệ riêng cho hệ thống thông tin và máy chủ của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có hạ tầng bảo mật an ninh mạng lớn. NGFW cung cấp một mức độ bảo tối ưu hơn và tích hợp đồng thời nhiều tính năng bảo mật trong một: Kết hợp công việc của phần mềm chống vi-rút, tường lửa và các ứng dụng bảo mật khác vào cùng một giải pháp. Do đó, NGFW là một lựa chọn chi phí thấp phù hợp dành cho các doanh nghiệp mong muốn cải thiện bảo mật.

Với sự nâng cấp cao hơn, NGFW sẽ cung cấp cho người dùng đa dạng các tính năng bảo mật sâu hơn như sau: 

  • Chống Virus
  • Kiểm tra sâu (Deep Packet Inspection | DPI )
  • Nhận thức về danh tính (Identity Awareness | IA)
  • Hệ thống ngăn chặn xâm nhập (Intrusion Prevention Systems | IPS)
  • Máy học (Machine Learning | ML)
  • Biên dịch địa chỉ mạng (Network Address Translation | NAT)
  • Lọc tin (Packet Filtering | PF)
  • Dịch địa chỉ cổng (Port Address Translation | PAT )
  • Khớp chữ ký (Signature matching)
  • Giải mã SSL (SSL Decryption )
  • Mối đe dọa thông minh (Threat Intelligence)
  • Chặn URL
  • Bảo vệ mạng riêng ảo (Protect Virtual Private Networks | VPN)
  • Bao gồm chất lượng dịch vụ (Includes Quality of Service | QoS)

Tường lửa ứng dụng web (WAF)

Giống như NGFW, WAF cũng là một hệ thống tường lửa bảo vệ riêng cho hệ thống thông tin và máy chủ của doanh nghiệp, nhưng tính năng của WAF chủ yếu là bảo vệ ứng dụng Web. WAF đóng vai trò như một lớp bảo vệ giữa ứng dụng web được lưu trữ trên máy chủ riêng và những người dùng Website cố gắng truy cập ứng dụng đó từ bên ngoài mạng tổ chức. Hay nói cách khác, WAF là tuyến phòng thủ đầu tiên, phân tích tất cả các dữ liệu thông tin trước khi chúng đến được với ứng dụng hoặc người dùng cuối. 

WAF cung cấp khả năng bảo vệ hạn chế hơn NGFW vì nó tập trung chủ yếu vào các ứng dụng web. Tuy nhiên về mặt cơ bản, WAF cũng cung cấp cho người dùng những tính năng bảo mật phù hợp như:

  • Xử lý khối lượng lớn kết nối và yêu cầu kết nối
  • Phát hiện nhanh chóng các lỗi mã hóa ứng dụng web
  • Bảo mật thông tin nhạy cảm 
  • Không cho phép người dùng trái phép
Tường lửa ứng dụng web (WAF)
Tường lửa Firewall

Nhiệm vụ của NGFW và WAF khác nhau như thế nào?

Khả năng bảo mật của NGFW vs WAF tương tự nhau ở chỗ cả hai đều bảo vệ hệ thống mạng riêng của doanh nghiệp khỏi truy cập trái phép, điều này có thể dẫn đến vi phạm bảo mật dữ liệu. Tuy nhiên, phạm vi mà NGFW vs WAF bảo vệ là khác nhau: NGFW bảo vệ toàn bộ hệ thống thông tin của công ty, trong khi đó WAF chỉ dừng lại ở việc bảo vệ ứng dụng web. 

NGFW bảo vệ hệ thống khỏi bị truy cập trái phép thông qua nhiều điểm truy cập, không chỉ riêng ứng dụng, mà còn giúp tránh khỏi các cuộc tấn công c ủa các truy cập trung gian và leo thang đặc quyền. Với tính năng đối sánh chữ ký và giải mã SSL, NGFW có thể xác định được một ứng dụng có hại hay không. Trong khi đó, WAF sẽ thực hiện chức năng bảo vệ Website doanh nghiệp khỏi các cuộc tấn công, chẳng hạn như tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS) và SQL Injection. 

Cách thức hoạt động của NGFW và WAF

NGFW là proxy chuyển tiếp (được sử dụng bởi các máy khách như trình duyệt) và WAF thường là proxy ngược (được sử dụng bởi máy chủ). Do đó, NGFW sẽ thực thi các quy định bảo mật trên nhiều cấp, chẳng hạn như cấp ứng dụng, cổng và giao thức. Nó phân biệt giữa các gói an toàn và không an toàn ở cấp ứng dụng thông qua kiểm tra gói sâu (DPI). Còn WAF sẽ thực hiện bảo vệ lớp ứng dụng và được thiết kế đặc biệt để phân tích từng yêu cầu HTTP / S ở lớp ứng dụng web. 

Đặc điểm chung của NGFW và WAF là NGFW đều đảm nhận vai trò giữ cho các ứng dụng được an toàn. Tuy nhiên, ngược lại với WAF, NGFW kiểm tra gói dữ liệu không chỉ cổng, nguồn địa chỉ IP và đích địa chỉ IP mà còn cả nội dung của nó.

NGFW vs WAF:  Loại tường lửa nào vượt trội hơn?

NGFW vs WAF:  Loại tường lửa nào vượt trội hơn?
Bảng so sánh ưu điểm và nhược điểm của 2 loại tường lửa trên NGFW và WAF

Từ bảng so sánh trên có thế thấy, NGFW có nhiều ưu thế vượt trội hơn với các tính năng bảo mật sâu hơn WAF, tuy nhiên cả NGFW và WAF đều có những hạn chế mà người dùng nên cân nhắc. Không có giải pháp bảo mật hoàn hảo mà chỉ có giải pháp bảo mật phù hợp nhất. Do đó, các tổ chức nên tìm hiểu rõ thông tin chi tiết để lựa chọn giải pháp phù hợp nhất đáp ứng đúng nhu cầu bảo mật của mình.

Với mức độ tinh vi của hacker ngày nay, doanh nghiệp nên trang bị cho mình ít nhất một hệ thống NGFW. Đồng thời, các công ty cần phân lớp và tối đa hóa bảo mật hệ thống của mình, vì vậy việc triển khai NGFW kết hợp với WAF là điều vô cùng quan trọng. NGFW có chứa một số tính năng bảo vệ ứng dụng, WAF bảo vệ trên các ứng dụng và sẽ tăng cường bảo mật cho bất kỳ ứng dụng nào mà NGFW cung cấp. Tuy nhiên, người dùng không cần lo lắng vì hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp tường lửa uy tín trên thị trường, trong số đó nổi bật có hệ thống Cloud WAF của VNIS (VNETWORK Insecurity Security) - một giải pháp tăng hiệu suất và bảo mật Website toàn diện mà doanh nghiệp có thể tham khảo dưới đây.

Bảo mật Website doanh nghiệp với Cloud WAF VNIS 

Cloud WAF (Web Application Firewall) VNIS cho phép ngăn chặn các requests có dấu hiệu xấu dựa trên tiêu chí như tiêu đề, cookie, IP của users nhằm bảo vệ Layer 7 (Tầng ứng dụng) một cách hiệu quả nhất. Đồng thời WAF của VNIS cũng bảo vệ Website khỏi top 10 lỗ hổng bảo mật của OWASP và các hình thức tấn công phổ biến như: XSS, SQL Injection, Global Agents, HTTP Protocol... Cụm WAF của VNIS đặt tại nhiều quốc gia để chống lại tấn công Layer 7 với quy mô lớn. 

Hiện nay, các hệ thống WAF chuyên biệt (On-premise) và các giao thức thiết lập truyền thống không thể bắt kịp với sự thay đổi của Internet toàn cầu. Cloud WAF của VNIS là một dịch vụ toàn diện và đa dụng để giải quyết vấn đề đó với khả năng quản lý CRS (Core Rule Set) phức tạp để bảo vệ Website doanh nghiệp an toàn trước các cuộc tấn công vào tầng ứng dụng.  

Để giải đáp các thắc mắc liên quan tới NGFW vs WAF và cũng như trải nghiệm các giải pháp bảo mật thông minh khác của VNIS, vui lòng liên hệ ngay hotline (028) 7306 8789 hoặc điền thông tin đăng ký dưới đây, các chuyên gia của chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn.

Bảo mật Website doanh nghiệp với Cloud WAF VNIS 
Bảo mật Website doanh nghiệp với Cloud WAF VNIS 

Mục Lục

    Hãy để lại thông tin liên hệ, các chuyên gia của chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn.

    [Tên] là trường bắt buộc
    [Email] là trường bắt buộc
    [Điện Thoại] là trường bắt buộc
    [Nội Dung Liên Hệ] là trường bắt buộc
    News All